Việc học lái xe ô tô số sàn nhanh nhất không
khó, ngoài những kỹ năng được đào tạo bạn chỉ cần chú ý thêm 10 điều dưới đây
chắc chắn bạn sẽ thành công.
1. Để học lái xe ô tô
số sàn nhanh nhât phải chú ý trang phục, giày dép
- Trang phục, giày dép: nên gọn gàng, đi giày hoặc dép
quai hậu. Đi giày đế mềm giúp chân cảm nhận chân phanh, chân ga tốt hơn. Không
đi dép lê. Chị em không nên đi giày, guốc cao gót. Giày đế thấp tốt cho chị
em hơn vì chân nhỏ nhắn, thêm một gót giày khoảng 2-3cm giúp chị em dễ đạp
phanh, ga hơn giày bệt.
2. Tư thế ngồi
- Ngồi thẳng, lưng tựa thoải mái vào ghế:
+ Kéo ghế ra trước hoặc sau sao cho chân có thể đạp phanh,
ga, côn thoải mái, đầu gối hơi co.
+ Chỉnh ghế lên/xuống sao cho đỉnh đầu cách trần xe khoảng một
gang tay; người thấp thì chỉnh ghế cao nhất có thể.
+ Tay đặt lên vị trí cao nhất của vô lăng, lưng tựa vào ghế
tay cầm vô lăng và khuỷu tay hơi gập.
+ Điều chỉnh tựa đầu sao cho đầu sát lên hoặc khoảng cách từ
5-7 cm; điểm giữa tựa đầu ngang với mắt.
- Chân: luôn đặt gót chân lên sàn xe, phanh, ga, côn bằng
bàn chân. Không nhấc chân lên khỏi sàn xe rồi đạp xuống, thói quen này dễ dẫn đến
nhầm phanh/ga. Chân trái đạp côn (hoặc nghỉ đối với xe tự động), chân phải
phanh và ga. Không nên dùng một chân phanh, một chân ga với xe số tự động. Nên
tì gót chân phải dịch về phía chân phanh, xoay cổ chân sang trái là phanh, sang
phải là ga. Thói quen này giúp dễ dàng xoay trái để phanh trong các tình huống
bất ngờ, thậm chí đạp nhầm chân ga nhưng vẫn có thể xử lý phanh ngay.
3. Đánh lái
- Người mới học lái thường ở trạng thái căng thẳng, cầm chặt
vô lăng, đi thẳng vẫn thường lắc vô lăng liên tục trái, phải, trái, phải, cái
này do tâm lý sợ xe đi theo thẳng nên liên tục điều chỉnh. Bạn không cần quá lo
lắng vì khi buông tay ra khỏi vô lăng thì xe luôn có xu hướng trả lái về vị trí
đi thẳng. Khi lái xe, ta nên thoải mái hết sức có thể, cầm vô lăng lỏng tay để
giảm bớt cảm giác phải ghì tay lái điều chỉnh liên tục.
- Các bác lái mới hay gặp phải tình huống “Lận cạp” hoặc
“Đùn tay”: “Lận cạp” là hai tay lần phía trên vô lăng, tay này đùn cho tay kia
tí một; “Đùn tay” là thay vì ở trên như lận cạp thì lại đùn ở dưới vô lăng. Cả
hai kiểu này khiến người lái lúng túng khi điều khiển xe vì việc đánh lái sẽ rất
chậm.
- Lưu ý: Không được đánh lái chết. Đánh lái chết là vặn vô
lăng khi xe không chuyển động. Đánh lái chết làm cho người lái ít có cảm nhận về
hướng dịch chuyển của xe. Một trong lỗi thường gặp ở đánh lái chết là khi dừng
bánh xe không phanh
4. Lùi đỗ
- Lùi đỗ có hai kiểu: lùi đỗ song song (parallel parking) và
lùi đỗ vuông góc (bay parking). Parallel Parking dễ áp dụng nhất, thường được
dùng nhiều nhất. Bay parking kiểu dễ áp dụng, hạn chế là phải có không gian
tương đối.
- Phụ nữ mới lái xe thường rất lúng túng để đặt đuôi xe vào
được vị trí mình mong muốn. Lỗi gặp phải nhiều nhất là lùi không lọt, tiến lên
để lùi lại nhưng sau khi tiến lên không trả lái hoặc chỉnh lái sang hướng khác
cho phù hợp mà để nguyên tay lái tiến lên. Do vậy mà hướng đi của xe không cải
thiện, liên tục tiến lên, lùi xuống mà
không đạt được kết quả.
- Lưu ý: khi tiến hay lùi, bánh sau hay đuôi xe dịch chuyển
ngang rất ít (so với thân xe, hoặc đường đi của xe), chỉ có bánh trước hay đầu
xe là có thể dịch chuyển ngang được. Vì vậy, khi muốn dừng đỗ vào chỗ đỗ, hay dừng
đỗ sát vỉa hè, lái xe thường chọn lùi để đỗ. Việc này gồm 2 bước:
1) Lùi theo góc xiên (30-45 độ) để đặt được đuôi xe vào sát
với vỉa hè;
2) Đánh lái sang hết bên trái hoặc phải, tùy hướng vào hướng
dịch đầu và tiếp tục lùi để kéo đầu xe vào sát với vỉa hè; khi đã song song thì
trả lái, tiến lên hay lùi xuống cho đúng chỗ.
Khi lùi xe, đầu xe luôn có hướng dịch chuyển ngược với hướng
đánh lái. Nên khi lùi, trong không gian hẹp, đầu xe rất dễ va chạm với chướng
ngại ở hướng ngược với đánh lái.
5. Vào ra các đoạn
ngã ba, ngã tư
- Lỗi hay gặp là rẽ phải không ôm cua còn rẽ trái thì cắt
cua. Rẽ phải nếu không ôm cua sẽ khiến đầu xe vươn lên giữa dòng xe, dễ gây va
chạm với các xe cùng rẽ phải. Rẽ trái cắt cua thường chiếm đường của hướng ngược
lại, dễ gây ùn tắc.
- Để tranh tình trạng này: nếu rẽ phải thì nên đánh lái dần
sang bên phải để đầu xe đi theo góc ngã tư rồi trả lái dần để vào thẳng đường
phía phải; nếu rẽ trái không nên tranh thủ nhanh chậm mà chịu khó chạy đến giữa
ngã 3, ngã tư rồi hãy rẽ theo đúng phần đường dành cho hướng đi của mình.
6. Lên và xuống dốc
- Lên hoặc xuống vấn đè là ở đề pa, có nhiều bài viết phân
biệt đề pa xe số sàn và xe số tự động, nhiều thảo luận phân biệt đề pa dùng
phanh chân hay phanh tay. Nhưng thật ra đề pa nào cũng giống nhau cả, và bao gồm
các bước:
+ Giữ cho xe không bị trôi xuống dưới do chết máy hay mất đà
khi lên dốc;
+ Khởi động lại máy nếu chết máy;
+ Tiếp tục hành trình từ giữa dốc.
a. Cách giữ cho xe không bị trôi dốc: đạp phanh chân, kéo
phanh tay; Nếu xe có thể dừng lại được và không bị trôi khi kéo phanh tay, giữ
cho xe đứng yên trên dốc là quan trọng nhất.
b. Khởi động lại nếu xe bị chết máy: nếu chết máy thì hệ thống
trợ lực mất tác dụng kéo theo phanh chân cũng chết. Chết máy giữa chừng dốc hoặc
hầm chung cư nguy cơ tụt xe rất cao vì dốc hầm cao còn phanh tay không đủ dừng
xe. Lái mới thường bị chết máy nếu không may bị tụt nên giữ phanh lái hoặc bẻ
lái cho xe lùi vào tường là tốt nhất . Để khởi động xe phải ra số N hoặc về P với
số tự động, đề lại máy nhanh nhất có thể.
c. Tiếp tục hành trình từ giữa dốc: giữ phanh tay để xe
không bị tụt, người lái xe có thể kịp thời xử lý các tình huống khác, chân phải
tự do để đạp ga tiếp tục hành trình. Với xe số tự động thì vào số và đạp ga,
khi nghe tiếng máy hơi gằn lên, xe rung, vòng tua máy vào khoảng 3000 vòng/phút
có nghĩa là máy xe bắt đầu tải trọng lượng của xe, nhả từ từ phanh tay và tiếp
tục đạp ga nhẹ nhàng để tiến lên. Với xe số sàn, đạp côn vào số, nhả côn dần
cho đến khi tiếng máy nặng, xe rung thì dừng, ga và giữ vòng tua khoảng 3000
vòng/phút, hạ phanh tay, tiếp ga để đi tiếp. Xe tự động máy nổ có thể tự đứng
trên dốc không cần dùng phanh tay nhưng vẫn không tụt xe. Điều này chỉ đúng với
dốc thấp và chở nhẹ, dốc cao, chở nặng không có phanh tay thì xe vẫn tụt.
Có thể bạn quan tâm: Tài
liệu học lái xe ô tô
7. Đi xe trong phố và
đi xe đường trường
- lái xe trong phố và đường trường cơ bản khác nhau ở
điểm:
+ Trong phố đông phương tiện, đường trường vắng hơn;
+ Vận tốc trong phố chậm hơn ngoài đường trường;
+ Trong phố hay thường có xe chèn trước chèn sau, đường trường
thi thoảng có xe tạt ngang;
+ Trong phố nhiều phân làn, nhiều biển báo, trên đường trường
thường gặp nhiều trường hợp quá tốc độ và chèn vạch liền.
+ Lái xe trong phố: mặc dù đông đúc nhưng các va chạm xe
trong phố thường là va quệt nhẹ, trừ các vụ xe điên hay gặp phải hung thần. Lái
xe trên tất cả các dạng địa hình cần tuân thủ một số yếu tố:
1) Không lao chen lên phía trước; đi chậm, cẩn thận là được;
2) Không phanh gấp, rẽ bất ngờ; xe sau dễ dàng đâm vào mình;
3) Giữ xe đi thẳng, không phải quan tâm quá đến xe ở hai bên
sườn, trừ khi rẽ, chuyển làn; các xe phía sườn, phía sau họ cũng có ý thức phải
tránh mình, do vậy lái mới không phải căng thẳng quá.
- Lái xe đường trường: nhiều người lái xe đường trường tốt
nhưng vào nội thành lại không dám đi. Thực tế thì đi xe đường trường nguy hiểm
hơn nhiều vì vận tốc đi trên đường trường lớn trong nội thành, Nếu xảy ra tai nạn
nặng hơn; một làn trên đường trường thường có nhiều loại xe cùng tham gia giao
thông, trong đó bao gồm những loại xe mà người mới lái nên nhường đường: xe khách,
xe tải, xe container, xe bồn vì các loại xe này đều dài, nặng, kém an toàn,
chưa kể lái ẩu.
8. Tiến ôm lưng lùi
ôm bụng
- Lưng/bụng là khái niệm tương đối hình thành khi đánh lái
vào đoạn cua. Khi đánh lái, xe chạy theo một đường vòng, mặt xe phía ngoài đường
vòng gọi là lưng, mặt xe phía trong đường vòng gọi là bụng.
- Vì sao phải tiến ôm lưng, lùi ôm bụng? Khi xe chạy thẳng,
điểm đầu, điểm giữa (cửa xe), điểm đuôi cùng chạy trên một đường thẳng; khi xe
chạy vòng 3 điểm trên không đi cùng nhau, điểm giữa xe có xu hướng di chuyển
ngang nhiều do vậy mặc dù đầu xe đã đi qua nhưng do hông xe (điểm giữa) di chuyển
ngang nên sẽ dễ vướng vào vật cản, nếu khoảng trống để thoát xe không có nhiều,
do vậy mới phải ôm lưng khi tiến và ôm bụng khi lùi.
9. Lái xe khi trời
mưa, đường ngập
Trời mưa đường sẽ bị trơn, tầm nhìn hạn chế; các phương tiện
khác cũng vậy, vì thế ta nên đi chậm cho an toàn, nên bật sấy gương, gạt nước
đúng tốc độ để giảm hạn chế do nước mưa bám trên gương và kính lái. Nếu trời
mưa to quá thì lái mới không nên ra đường.
Đường ngập không nên cố đi, cẩn thận quan sát mức độ ngập nước,
quan sát các phương tiện khác đi chậm rãi, tránh tạo sóng nước dễ gây nguy hiểm
cho phương tiện xung quanh. Nếu lỡ xuống nước rồi mà xe bị chết máy không nên khởi
động lại xe, mà nên gọi cho cứu hộ.
10. Qui tắc 3 giây
Thông thường, thời gian từ khi lái xe nhận biết có sự cố đến
khi lái xe có thể phản ứng điều khiển (phanh, đánh lái, thêm ga ...) khoảng 2
giây. Trong 2 giây đó xe vẫn tiếp tục di chuyển. Nếu lấy tốc độ được phép di
chuyển trong nội thành là 50km/h và tốc độ ngoài đô thị là 80km/h qui đổi ra
m/s sẽ được tương ứng là 13,9m/s và 22,2m/s thì trong khoảng 2s đó, xe đã đi được
thêm 28m và 44m.
Vậy, nếu chạy với vận tốc 80 km/h và cách xe trước dưới 40m,
thì sẽ dễ bị húc đuôi xe trước nếu xe trước sự cố dừng đột ngột hoặc va chạm vật
cản phía trước nếu không chú ý.
Qui tắc 3 giây mở rộng phạm vi an toàn cần thiết để giữ khoảng
cách an toàn với xe đi trước. Nếu chạy ở các tốc độ:
40/50/60/70/80/90/100km/h, tương ứng 11/14/17/19/22/25/28 m/s thì khoảng cách
an toàn cần có sẽ vào khoảng
33/42/51/57/66/75/84 m. Để dễ nhớ, khoảng an toàn tính bằng mét đến xe
phía trước bằng số km/h tương ứng trừ đi 10 hoặc bằng số km thì tốt nhất.
Việc ước lượng khoảng cách bằng mắt thường thiếu chính xác.
Khoảng cách thực tế thường ngắn hơn khoảng cách ước lượng bằng mắt. Lái xe nên
nên tập ước lượng để xác định được đúng khoảng cách.
Những kinh nghiệm học lái xe ô tô lý thuyết
và trên được giáo viên tại Đào Vũ đúc kết lại sau nhiều quá trình học
Để nhận được chất lượng đào tạo tốt nhất và tỷ lệ đậu cao nhất, xin vui
lòng liên hệ:
Văn phòng chính đăng
ký ghi danh nhập học lái xe ôtô
Địa Chỉ : Tòa B14,
khu Đấu Gía Quyền Sử Dụng Đất, Vạn Phúc, Hà Đông
Hotline: 0975.271.987
– Website: http://daotaolaixe.pro.vn/